Bộ định tuyến không dây giúp thuận tiện trong việc chia sẻ kết nối Internet nhưng cũng có vài hạn chế. Bài viết chia sẻ vài hướng khắc phục.

Hiện nay, truy cập mạng không dây tốc độ cao là nhu cầu thiết yếu của gia đình, văn phòng cũng như doanh nghiệp. Sau hơn một thập niên cải tiến, có thể bạn sẽ nghĩ rằng bộ định tuyến (gateway/router) không dây hiện nay là một sản phẩm hoàn hảo. Bạn nên nghĩ lại, vì thực tế không phải vậy.

Tất nhiên, vẫn có rất nhiều router hỗ trợ các tính năng tốt, còn lại vẫn có không ít router mắc phải một số lỗi có thể làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bạn, chẳng hạn trở ngại khi cài đặt hay bảo mật hạn chế...

Sau đây là một số vấn đề thường gặp trên router (được đánh giá là làm cho "gia chủ" khó chịu nhất khi gặp phải) và các hướng khắc phục. Giải pháp khắc phục các vấn đề này nằm rải rác trên các router của các hãng mà chúng tôi sưu tầm được – một router không thể giải quyết được hết các yêu cầu của bạn. Vì thế, với từng tình huống cụ thể, bạn có thể chọn một trong các thiết bị thích hợp.

1. Khó cấu hình

class="ar-photo"

Vấn đề: Bạn mất bao lâu để cài đặt router? Lần mới nhất bạn thiết lập đúng ngay lần đầu tiên là khi nào? Điều gì khiến bạn muốn thêm một máy tính mới vào mạng không dây của mình? Làm thế nào để kết nối máy in không dây với mạng của bạn?

Ứng với mỗi kiến trúc mạng khác nhau, việc kết hợp các thiết lập sao cho phù hợp có thể tạo ra các trở ngại khác nhau. Chẳng hạn, một số người dùng có kinh nghiệm lâu năm với máy tính có thể không hiểu sự khác biệt giữa các chế độ bảo mật hay biết chế độ bảo mật WPA2 an toàn hơn WEP và WPA. Thêm vào đó, những người có kinh nghiệm sử dụng máy tính lâu năm này cũng không tránh khỏi một số phiền toái khác khi thiết lập router. Chẳng hạn, các router như Buffalo WHR-HP-G300N có nhiều trình đơn đa lớp, gây trở ngại trong việc tìm kiếm các chức năng; router Netgear WNDR3700 có một loạt các chỉ dẫn cài đặt chế độ bảo vệ buộc bạn phải làm theo trước khi cho máy tính truy cập mạng.

Giải pháp: Thông thường, các hãng đều cố gắng tạo ra trình cài đặt đơn giản cho người dùng như cung cấp đĩa CD cài đặt hay cài đặt kết nối tự động chỉ bằng một cú nhấp chuột nhưng họ không thể bao quát hết được mọi trường hợp có thể xảy ra. Trình cài đặt trên router Buffalo và Netgear có hướng dẫn chi tiết thứ tự lắp đặt trước khi chạy CD (cần phải bật điện cho modem trước khi kết nối đến router...). Điều này thật cần thiết, tuy nhiên tốt hơn hết bạn nên đọc kỹ tài liệu hướng dẫn đi kèm.

Hầu hết router đều cho phép thiết lập cấu hình qua web. Bạn gõ vào địa chỉ IP, username và password mặc định (bạn nên thay đổi) của router là có thể cài đặt kết nối và thực hiện các thiết lập khác nếu cần.

Các router tốt: Cisco Valet M10 có sẵn USB chứa phần mềm cấu hình thiết bị. Khi cần cho máy tính kết nối vào mạng, bạn chỉ cần dùng USB này để chạy chương trình kết nối (hỗ trợ máy tính HĐH Windows và Mac) mà không phải ghi ra khóa mã hóa không dây hay các thông tin khác.

Cisco cũng cho phép người dùng, cài đặt các thiết bị, chẳng hạn máy in không dây sẽ hiển thị tất cả các thông tin liên quan về mạng không dây để bạn có thể in và đói chiếu khi chạy chương trình cài đặt trên USB.

class="ar-photo"
Netgear RangeMax không yêu cầu cài đặt thêm bất kỳ tiện ích nào, hỗ trợ cài đặt mật khẩu bảo vệ trên các file và hỗ trợ nhiều phương thức truy cập khác nhau: chia sẻ qua FTP và web và từ màn hình cài đặt của nó.

Tương tự Valet M10, router DIR-655 (ID: A0808_94) của D-Link cũng hỗ trợ cổng USB giao tiếp với bút nhớ – giúp thiết lập nhanh mạng Wi-Fi bằng cách sử dụng tiện ích WCN (Windows Connect Now) của Windows.

Trình quản lý thiết bị của router Buffalo có trình chẩn đoán khá thú vị, cho phép kiểm tra xem liệu bạn có kết nối Internet hay không, router có được cấu hình đúng hay không.

Apple AirPort Express có trình cài đặt đơn giản và hỗ trợ chia sẻ máy in USB và audio qua mạng. Bạn cũng có thể mở rộng tầm phủ sóng cùng với các AirPort khác trong mạng – không phải tất cả router Wi-Fi đều hỗ trợ. Nhưng nếu bạn đang sử dụng máy tính HĐH Windows và cài đặt tiện ích Bonjour và muốn thêm một máy tính mới vào mạng có sẵn thì sẽ không dễ dàng như vậy.

2. Chia sẻ tập tin

Vấn đề: Bạn có cần phải tốn nhiều chi phí cho thiết bị lưu trữ mạng (NAS - network-attached storage) độc lập không? Trên thị trường có nhiều router có các cổng USB cho phép kết nối đến ổ đĩa gắn ngoài giao tiếp USB với mục đích sao lưu và chia sẻ tập tin (file).

Mặc dù việc trang bị ổ cứng gắn ngoài đơn giản (chỉ cần cắm ổ đĩa giao tiếp USB vào cổng USB trên router) nhưng việc thiết lập cho thiết bị này không hề đơn giản. Chẳng hạn, router Wi-Fi LINKSYS WRT610N của Cisco Sytems (trang 131), sau khi cắm ổ đĩa vào trong thiết bị, bạn phải tìm kiếm và thiết lập khá nhiều mục để cho nhiều người dùng trong mạng có thể lưu trữ và chia sẻ dữ liệu.

Để dễ dàng chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính trong mạng với "kho lưu trữ" này, bạn sử dụng SSID hay địa chỉ IP của router. Tất nhiên, bạn cũng cần thiết lập mật khẩu bảo vệ khi chia sẻ ổ đĩa này, nghĩa là không phải ai cũng có thể chia sẻ dữ liệu trên mạng của bạn.

Giải pháp: Các hãng D-Link, DrayTek, Cisco Systems, Belkin, Netgear... đều có router Wi-Fi hỗ trợ cổng USB 2.0, và hầu như mỗi hãng đều có giao diện quản lý web, tiện ích hỗ trợ chia sẻ dữ liệu trên ổ đĩa khác nhau trên mỗi HĐH khác nhau (Windows và Mac).

Các router tốt: Belkin N+ có tiện ích cấu hình hỗ trợ cả Windows và Mac. Bạn chỉ cần cài đặt một lần trên ổ chia sẻ và kết nối với ổ chia sẻ thông qua địa chỉ IP của thiết bị, chẳng hạn \10.0.0.14\sharename (tên người dùng, tên thư mục...). Dù vậy, sản phẩm này vẫn chưa hoàn hảo, do không hỗ trợ mật khẩu bảo vệ trên các file chia sẻ.

class="ar-photo"

3. Cập nhật trình điều khiển

Vấn đề: Trình điều khiển (firmware) của router là phần quan trọng mà bạn cần phải chú trọng đầu tiên trong việc bảo mật mạng và cần cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên, việc tìm firmware để cập nhật trên trang web của hãng không phải ai cũng biết, bên cạnh đó nhiều hãng còn làm cho việc tìm kiếm này không dễ dàng chút nào.

Bạn mở trình duyệt và truy cập vào trang web của hãng và tìm phiên bản mới nhất cho model router của mình. Sau đó, bạn tải firmware về máy tính và tiến hành cập nhật cho router (thông thường việc cập nhật firmware đều thông qua trình quản lý của router, ngoại lệ có một số hãng có tiện ích cập nhật firmware riêng).

Vấn đề phức tạp là các hãng thường có nhiều phiên bản khác nhau cho mỗi model router, vì có các cải tiến cho router như thay chipset nhưng vẫn giữ nguyên số phiên bản.

Giải pháp: Nếu kiểm tra router thấy có hỗ trợ chế độ cập nhật firmware tự động, bạn hãy sử dụng tiện ích này để đỡ mất thời gian tải firmware về và cập nhật, cũng như các rắc rối trong lúc tìm kiếm.

Các router tốt: Belkin N+ và Netgear RangeMax là 2 router có chế độ cập nhật firmware tự động. Khi chọn chế độ tự động cập nhật, bạn không còn phải quan tâm đến việc cập nhật firmware mới mà vẫn luôn có phiên bản firmware mới nhất trên router.

4. Cho phép truy cập không dây tạm thời

class="ar-photo"

Vấn đề: Nếu khách hay hàng xóm cần truy cập mạng, bạn có muốn họ truy cập vào mạng của mình lâu dài không? Thậm chí, nếu tin tưởng họ, bạn có biết cách bảo vệ thông tin hệ thống mạng của mình không? (chẳng hạn, khi máy tính xách tay của một người hàng xóm bị con của họ sử dụng?). Nếu cung cấp cho khách mật khẩu router và chờ khách rời khỏi mạng để bạn phải thay đổi mật khẩu khác thì quá bất tiện.

Giải pháp: Chỉ cho phép khách truy cập Internet tạm thời (không cho phép truy cập các tài nguyên khác như máy in, dữ liệu trên ổ cứng) là cách tốt nhất.

Trong trường hợp này, các hãng đã trang bị cho router nhiều tính năng khác nhau. Chẳng hạn, Belkin có tùy chọn "Hotel-style", cho phép khách được truy cập trực tiếp vào trang web đăng nhập mật khẩu dành cho khách. Một số hãng khác (D-Link, Linksys...) có cách làm đơn giản khác là "tách" (isolate) riêng mạng không dây cho khách.

Các router tốt: Cisco Valet, D-Link DIR-655 đều có hỗ trợ cổng giao tiếp USB cho phép lưu thông tin đăng nhập mạng Wi-Fi tự động vào bút nhớ. Bạn chỉ cần chạy thường trình cài đặt tự động từ bút nhớ này trên mỗi máy tính khách để máy khách có thể kết nối mạng không dây dành riêng cho khách (chỉ cho phép truy cập Internet).

5. Ai đang truy cập mạng?

Vấn đề: Bạn nghĩ hệ thống mạng của bạn an toàn, điều này không có nghĩa là tuyệt đối. Việc cần làm thường xuyên là kiểm tra xem ai đang sử dụng router của bạn – đặc biệt nếu bạn không thay đổi mật khẩu mặc định của router. Tuy nhiên, thực tế, việc sao lưu dự phòng trên máy tính theo định kỳ đã khó, huống chi chúng ta có thời gian kiểm tra thường xuyên ai đang truy cập trên mạng của mình.

class="ar-photo"
Để sử dụng đầy đủ các tính năng, bạn có thể bản quyền Network Magic cho các máy tính.
Nếu thật sự quan tâm, việc kiểm tra ai đang truy cập trên router cũng không hề dễ. Hầu hết trình quản lý web của router đều cho biết hiện trạng có ai đang kết nối, nhưng để tìm thấy thông tin này bạn cần phải tìm kiếm theo đề mục của từng trang trong trình quản lý.

Đôi khi các hãng còn ẩn các thông tin này bên dưới tiêu đề như "DHCP client list" hay chỉ cung cấp cho bạn các địa chỉ IP và hostname của các kết nối hiện hành (để tìm nhanh, bạn nên đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng trước khi bắt tay vào tìm kiếm).

Việc quản lý mạng sẽ tốt hơn nếu router của bạn thông báo có ai đó kết nối vào mạng. Thậm chí hay hơn thế, bạn còn có thể xem nhật ký ai kết nối vào mạng, thời điểm nào trong tuần qua.

Các giải pháp: Có nhiều công cụ quản lý mạng không dây cấp doanh nghiệp, chẳng hạn AirMagnet (công cụ này có giá khá cao so với khả năng của người dùng gia đình và doanh nghiệp nhỏ).

Kiểm tra trên màn hình xem có nhãn "Attached devices" hay "DHCP client list" để xem ai kết nối và đang sử dụng các địa chỉ IP gì. Một số hãng như Buffalo để biết rõ máy khách đang kết nối và các thiết bị không dây mà chúng đang sử dụng.

Các router tốt: Từ khi Cisco mua lại Pure Networks, hầu hết router Wi-Fi của hãng này đều có kèm tiện ích quản lý mạng Network Magic (Cisco Valet không hỗ trợ). Network Magic (phiên bản Window) tự động vẽ bản đồ mạng, hiển thị những ai đã kết nối với mạng của bạn, giúp bạn theo dõi dễ dàng hơn.

6. Thay đổi nhà cung cấp DNS

Vấn đề: Sau khi thiết lập mạng, tên miền (DNS -Domain Name System) chưa hẵn đã hoàn chỉnh. Nếu bạn sử dụng modem DSL hay cáp, hệ thống sẽ nhận DNS tự động từ máy chủ DNS nhà cung cấp dịch vụ. (Nếu mạng doanh nghiệp lớn sẽ có máy chủ DNS riêng để cung cấp dịch vụ này).

class="ar-photo"
Để sử dụng đầy đủ các tính năng, bạn có thể bản quyền Network Magic cho các máy tính.
Đôi khi, người dùng gia đình và doanh nghiệp nhỏ muốn tìm nhà cung cấp DNS khác. Có hai lý do chính: muốn hiệu suất duyệt web và khả năng bảo mật tốt hơn, chống malware và phishing. Vì thực tế cho thấy, các nhà cung cấp khác nhau sẽ có hiệu suất khác nhau, và nếu sử dụng cáp modem thì hiệu suất tùy thuộc vào số lượng dây cáp.

Các giải pháp: Các doanh nghiệp nhỏ nên quan tâm đến các nhà cung cấp: OpenDNS, Google Public DNS...

Nếu quyết định thay đổi nhà cung cấp dịch vụ DNS, bạn nên kiểm tra xem router hỗ trợ những nhà cung cấp nào. Nếu không chắc, bạn nên kiểm tra xem có thể nhập địa chỉ DNS trên router thay vì chỉ sử dụng DNS do ISP cung cấp.

Sau khi thực hiện thay đổi DNS, bạn có thể dùng một công cụ đo tốc độ để so sánh sự khác biệt với DNS ban đầu. Việc thay đổi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng nhà cung cấp. Nếu không thấy sự khác biệt lắm, bạn nên quay lại sử dụng DNS ban đầu.Các router tốt: Hầu hết các hãng sản xuất router đều cho phép bạn nhập thông tin này. Nếu router của bạn không cho phép, hãy đổi sang hãng khác hoặc chấp nhận nhà cung cấp DNS mà bạn đã có.

Báo động qua điện thoại dùng SIM AL-8099GSM, đại lý, phân phối,mua bán, lắp đặt giá rẻ


CHÚNG TÔI LÀM GÌ ?

ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI LÀ AI?

Chúng tôi là đại lý phân phối, lắp đặt ủy quyền của các thương hiệu lớn trên tất cả thế giới trong lĩnh vực an ninh

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

QUY TRÌNH DỰ ÁN

KHẢO SÁT, TƯ VẤN

Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ kỹ thuật của công ty sẽ trực tiếp khảo sát công trình để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

THIẾT KẾ

Sau khi lựa chọn được giải pháp tối ưu, kỹ sư thiết kế của công ty bắt đầu thiết kế, đem lại giải pháp tối ưu cho chủ đầu tư.

THI CÔNG

Quá trình thi công an toàn, hoàn thành đúng tiến độ. Với đội ngũ kỹ thuật >10 năm kinh nghiệm.

BẢO TRÌ

Quá trình vận hành hệ thống ổn định trước khi bàn giao. Bảo dưỡng định kỳ. Hỗ trợ, tiếp nhận yêu cầu của khách hàng.
lắp camera quan sát

BẠN CẦN HỖ TRỢ NHỮNG GÌ?

Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc măc nào? Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi, Tất cả sẽ được giải đáp ngay lập tức

suporter

KINH DOANH - BÁN HÀNG

0888 309090alt zalo

0982 539 027 alt zalo
0888 506060 alt zalo

suporter

TƯ VẤN GIẢI PHÁP

HỖ TRỢ KỸ THUẬT

LẮP ĐẶT SỬA CHỮA BẢO TRÌ

" Chi phí hợp lý - Xử lý chuyên sâu - Làm việc tận tình"

0905 745 009 alt zalo (Mr Ti - Camera, Mạng, wifi)
096 423 11 68 alt zalo (Mr Hân - Khóa, kiểm soát ra vào)
0937 84 29 69 alt zalo (Mr Giang - Kiểm soat Bãi xe, thang máy)
033 2029 260 alt zalo (Mr Xuân Anh - Đồng Nai, Biên Hòa)
0779379759 alt zalo (Mr Thái - Camera báo động - Quận 7 - HCM)
0859969963 alt zalo (Mr Cường - Chơn Thành Bình Phước)

Vấn đề khác vui lòng liên hệ hotline kỹ thuật:

Bán hàng: 0888 309090 alt zalo 0982 539 027 alt zalo 0888 506060 alt zalo
Tư vấn / Giải pháp: